All posts by dauchuoidalat

Dâu tây đà lạt, chuối đà lạt.

Những bài thuốc quý từ cây dâu tằm

Những bài thuốc quý từ cây dâu tằm

Dâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Sở dĩ có tên là dâu tằm vì công dụng chủ yếu của nó là để nuôi tằm, dệt lụa.

Trong tài liệu này, chúng tôi gọi tắt là cây dâu. Ở miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở ngoài bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Ở miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà. Cây dâu, người xưa gọi là Tang, cho nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa còn gọi là nghề canh, cửi, tằm, tang. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là:

1. Lá cây dâu, (Đông y gọi là Tang diệp), có tác dụng:

– Chữa chảy máu cam : Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh.

– Chữa nôn ra máu: Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày.

– Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm: Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ.

– Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc.

2. Cành cây dâu, (Đông y gọi là Tang chi), có tác dụng :

chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương. Bài thuốc gồm có : Cành dâu 16g ; Mắc cỡ đỏ 16g ; Cỏ xước 16g ; rễ cây bưởi bung 12g; Thiên niên kiện 12g ; gốc và rễ cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g.

Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống. Chỉ cần 3-4 vị trong bài thuốc trên là đạt yêu cầu chữa bệnh. Uống mỗi ngày một thang, uống từ 7-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Có người còn dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ.

3. Vỏ rễ cây dâu, (Đông y gọi là Tang bạch bì)  : dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao huyết áp.

Cách làm: Đào rễ dâu , bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần dùng từ 10-16g. Nếu bị ho lâu ngày, có thể cho thêm 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ), sắc uống.

Chữa phù thũng: Vỏ rễ dâu 16g; Vỏ quả cau 16g ; Vỏ củ gừng 8g ; Vỏ phục linh 16g ; Vỏ quýt 8g. Đây là bài Ngũ bì ẩm, một bài thuốc cổ của Đông y, chữa bệnh phù thũng rất hiệu quả. (Vỏ phục linh hay còn gọi là Phục linh bì, có bán ở các tiệm thuốc bắc).

4. Cây tầm gửi trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang kí sinh).:

Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi. Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g. Bài thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm.

Tang kí sinh còn là vị thuốc an thai, dùng để chữa chứng động thai, như người có thai mà đau bụng, ra huyết; hay người bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp. Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 12g ; Lá ngải cứu 12g ; Cành tía tô 12g; Củ cây gai 12g.

Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

5. Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang phiêu tiêu). Theo sách cổ thì Tang phiêu tiêu có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu.

Cách dùng: Tang phiêu tiêu nướng vàng, tán thành bột, ngày uống 5 gam. Hoặc dùng: Tang phiêu tiêu 4g; Hạt sen 16g; Yếm rùa 12g; Lá dâu non 16g; Dây lạc tiên (hơ qua lửa cho cháy hết lông) 16g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng để chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư…

6. Trái dâu chín, (Đông y gọi là Tang thầm). Hái trái dâu đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ,  ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.

7. Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng  trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ

Bs. Hoàng Quốc Chính
(Hội Đông y tỉnh Bình Phước)

Công dụng trị bệnh của dâu tằm

Công dụng trị bệnh của dâu tằm

 

Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Qủa dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu cũng đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao

Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Qủa dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù…

Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường…

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong qủa dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C… Qủa dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, báo bón… có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ qủa dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển đen, tóc rụng mọc lại.

Vì thế, dâu được người ta đánh giá là vị thuốc trường thọ.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dâu:

Mất ngủ: Qủa dâu tươi 60 gam, hoặc qủa dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.

Táo bón do huyết hư: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.

Bạc tón sớm: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam.

Viêm khớp: Dâu qủa 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.

Ho lâu ngày do phế hư: Qủa dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.

Chữa say rượu: Qủa dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.

Theo_Việt Nam Thư Quán

Giảng viên đại học đi xuất khẩu chuối

Giảng viên đại học đi xuất khẩu chuối

Dự án trồng cà phê thất bại và kế hoạch mở rộng vườn rau bó xôi chẳng đi tới đâu, ông Lê Sĩ Công cùng nhóm bạn chuyển hướng sang trồng chuối laba – một đặc sản của Lâm Đồng.

chuoi-3-4652-1385373733.jpg

Chuối laba xuất khẩu. Ảnh: Quốc Dũng

Chuối vốn dễ sinh trưởng và người dân ở địa phương nào cũng có thể trồng được, nhưng giống laba có ưu thế trái lớn, vị ngọt, thơm và dẻo hơn hẳn giúp nhóm tự tin kiếm tiền từ mua bán loại hoa quả này. Nhưng cái khó là vùng nguyên liệu hạn chế, nhất là sau khi thương lái Trung Quốc không còn thu mua ồ ạt như trước, đẩy giá rớt thê thảm, có lúc chỉ 1.500 đồng một kg. Thấy không có lời nên nông dân đua nhau phá chuối để trồng loại cây khác hiệu quả hơn. Hiện giống chuối laba ở Lâm Đồng chỉ còn trên 200ha. Có lúc ông xuất hàng đi không còn lãi, thậm chí phải bù lỗ vì giá nguyên liệu tăng vọt.

Các thành viên trong nhóm cải tiến kỹ thuật canh tác để tăng sản lượng và tìm hiểu thị trường xuất khẩu bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước rất thấp. Năm 2010, nhóm  thành lập công ty với ngành nghề chính là trồng, xuất khẩu chuối laba của Lâm Đồng.

Công việc xúc tiến thương mại phần lớn thực hiện qua Internet, từ việc làm thủ tục hải quan đến đặt container vận chuyển hàng đi đều bằng hình thức thư điện tử vì mọi người không có điều kiện đi nhiều. Bởi 3 thành viên đang công tác tại một trường đại học, 2 thành viên còn lại cũng có dự án riêng theo đuổi.

chuoi-1-3654-1385373733.jpg

Khi chuối ra buồng sẽ được bọc nilon xung quanh để tránh bị nám trái và các loại thuốc bảo vệ thực vật không bám vào những nhánh chuối. Ảnh: Quốc Dũng

Chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên đến thị trường Australia, sau khi hai bên đàm phán xong về tiêu chuẩn, quy cách hàng hóa và giá cả. Công ty tiến hành thu mua chuối nguyên liệu theo giá thị trường, vận chuyển về TP HCM thuê một công ty khác gia công khâu cấp đông.

Nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng rất lớn nhưng công ty chỉ đáp ứng được 200 tấn một tháng. Phía Australia chỉ nhập vào những tháng cuối năm, nên lượng hàng xuất sang chỉ khoảng 800-1.000 tấn một năm. Các thành viên trong nhóm tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ.

Năm 2013, nhóm giảng viên này xúc tiến chuối đi châu Âu và Nhật nhưng gặp khá nhiều trở ngại. Yêu cầu của châu Âu là chiều dài của quả chuối phải tương đối đồng đều, từ 20cm trở lên. Trong khi đó doanh nhân Nhật soi rất kỹ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ còn mang về Nhật kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi vượt qua vòng khảo sát nghiêm ngặt, 3 doanh nghiệp Nhật đồng ý hợp tác nhưng hiện tại công ty mới xuất 10 tấn chuối đầu tiên qua Nhật bằng đường biển.

Là giám đốc của công ty, ông Lê Sĩ Công dự định sang năm 2014, khi liên kết được nhiều hộ nông dân hơn sẽ xuất đi Nhật 30-40 tấn mỗi tháng. Hiện nhu cầu nhập khẩu chuối của Nhật rất lớn. Công ty của nhóm giảng viên này đang cung ứng cho hệ thống siêu thị lớn nhất nước Nhật, họ yêu cầu mỗi tháng xuất 600 tấn.

Giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn 4.000-5.000 đồng một kg so với Costa Rica và Philippin (những thị trường nhập khẩu chính của họ) nhưng do hương vị ngon, đậm đà nên hàng Việt vẫn có chỗ đứng ở xứ xở mặt trời mọc. Giá thành một kg chuối laba khi qua đến Nhật 15.000-16.500 đồng.

Hiện mọi khâu  kỹ thuật canh tác đến sơ chế đóng gói đều được phía Nhật chuyển giao cho công ty. Chuối sau khi thu hoạch được cắt cuống đúng tiêu chuẩn, rửa sạch và đem sấy ráo nước. Sản phẩm cho vào bọc nilon có lót thêm một lớp mút xốp, dùng hóa chất bảo quản (ở mức độ cho phép) để đảm bảo sau 2 tháng vỏ trái chuối vẫn màu xanh, sau đó dùng máy hút chân không rồi mới vận chuyển tới container để đưa lên tàu. Khi hàng qua tới Nhật, tùy nhu cầu tiêu thụ có thể dùng công nghệ cho chuối chín vàng đều trong 7 ngày, không độc hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

chuoi-2-7866-1385373733.jpg

Giá thành một kg chuối laba khi qua đến Nhật 15.000-16.500 đồng. Ảnh: Quốc Dũng

Toàn bộ 7 ha chuối của công ty đã chuyển qua canh tác phương pháp mới, khác hẳn với phương pháp canh tác truyền thống của nông dân, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Khoảng cánh giữa các cây chuối là 1,5-2 m, trong khi đa số nông dân trồng mật độ 3 m.

Với mật độ trồng dày, một hecta của công ty trồng được trên 3.000 gốc chuối. Cách trồng này mang lại hiệu quả về sản lượng vì 1 ha chuối của công ty có thể thu hoạch 90-100 tấn một năm. Nếu tính giá chuối nguyên liệu là 5.000 đồng một kg, sau khi trừ chi phí, mỗi ha chuối của công ty thu lãi trên 300 triệu đồng mỗi năm, trong khi chuối canh tác theo phương pháp truyền thống chỉ đạt 40-50 tấn. Nhưng nếu so với Costa Rica và Philippin thì sản lượng chuối của Việt Nam còn thua xa, 1ha chuối của họ mỗi năm thu 130-150 tấn

Theo chia sẻ của ông Công, canh tác chuối theo kỹ thuật mới giúp độ ẩm cây tốt hơn, lượng nước khi tưới tự động được trải đều. Một vườn cây đủ quang hợp và mát mẻ từ các hướng làm cho buồng chuối thẳng, trái đều. Nhược điểm là với mật độ dày dễ phát sinh bệnh nấm trên lá.

Khi chuối ra buồng sẽ được bọc nilon xung quanh để tránh bị nám trái và các loại thuốc bảo vệ thực vật không bám vào những nhánh chuối. Để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chuối sẽ trồng mới sau 2 năm. Chuối của nông dân trong vùng phần lớn 5-6 năm mới trồng thay thế, dẫn tới trái càng lúc càng nhỏ hoặc dáng trái không bắt mắt.

Ông Công cho biết thêm, một buồng chuối trồng trên đất của công ty có 80% số nhánh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện công ty mở rộng liên kết với nông dân để phát triển diện tích, đồng thời chuyển giao phương pháp canh tác mới. Nếu mô hình thành công, sắp tới công ty sẽ phải tính tiếp việc tăng nguồn vốn và ký hợp đồng giá nguyên liệu cố định với hộ nông dân, đảm bảo hai bên cùng có lợi và người nông dân trồng chuối xuất khẩu sẽ có thu nhập cao hơn hiện nay.

Quốc Dũng – vnexpress.net

 

 

Bỏ phố lên rừng làm giàu với dâu tây

Bỏ phố lên rừng làm giàu với dâu tây

Thập niên 1990, ông Phi phân phối dâu tây Đà Lạt cho các siêu thị, nhà hàng ở TP HCM. Có thời điểm, chỉ mình ông đã gom hết một nửa sản lượng mỗi ngày, phân phối đi cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Nội. Hơn 10 năm sau, khi đã có chút tích lũy, ông trở về quê nhà làm vườn theo mô hình rau sạch (một hướng mới được đề cao vào thời đó) để thực hiện nốt ước mơ còn dang dở thời trai trẻ.

Về vùng Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, ông mua một lúc mấy ha đất để mở vườn và rủ thêm bạn bè ở Sài Gòn đầu tư. Chính vì sử dụng nhiều đất khiến dòng vốn nhanh chóng cạn kiệt, ông Phi phải vay mượn thêm để san ủi, cải tạo dần diện tích đã gom.

dau-tay-7957-1384835489.jpg

Vườn dâu tây công nghệ cao của ông Phi. Ảnh: Quốc Dũng

Vào năm 2002 , một số công ty nước ngoài ký hợp đồng trồng rau bó xôi xuất khẩu với nhà vườn Đà Lạt. Nắm trong tay diện tích canh tác lớn và có khả năng liên kết với những nông hộ khác nên ông có thể đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu của đối tác ngoại. Sau thời gian ngắn trở thành đầu mối cung cấp rau cho doanh nghiệp ngoại, ông nhận thấy mô hình này chưa hiệu quả khi nhân lực thiếu, vốn hạn chế. Có lúc ông cho thuê đất, chỉ làm trên diện tích nhỏ và tạm ngừng ý tưởng kinh doanh rau, dâu tây sạch của mình

Gần 2 năm nay, khi người vợ từ Sài Gòn quyết định lên Đà Lạt làm vườn cùng, ông mới mạnh dạn bán một số đất đã đầu tư ở vùng Lạc Dương để mua 3.000 m2 tại một thung lũng gần sát với khu du lịch Đồi Mộng Mơ của Đà Lạt trồng dâu tây theo công nghệ cao và rau cao cấp.

Xây dựng 1.000 m2 nhà kính theo công nghệ cao tốn 170 triệu đồng (cao hơn nhà kính bình thường 30%), chưa kể hàng loạt hạng mục khác phải làm cùng lúc như: khoan giếng để lấy nguồn nước sạch, máy móc, hệ thống tưới nhỏ giọt… “Đó chỉ là đầu tư cơ bản, để canh tác còn phải mua giống và vật tư cũng cần rất nhiều tiền nên không còn cách nào khác là tiếp tục vay vốn”, ông nhớ lại.

Gần một năm san ủi mặt bằng, dựng nhà kính và lắp đặt các thiết bị, hiện khu vườn 3000 m2 này bắt đầu cho thu hoạch. Phần lớn diện tích dành cho trồng dâu tây, một phần dùng để phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng thử nghiệm trồng rau hữu cơ bằng phương pháp thủy canh hồi lưu và cà chua ngọt cao cấp.

Với cây dây tây, ông Phi có thuận lợi lớn về giống, vì trước đây ông cho một doanh nghiệp Nhật thuê 1000 m2 đất để trồng thử nghiệm dâu tây. Sau quá trình trồng thử nghiệm, doanh nghiệp này sang lại cho ông vườn giống. Từ đó, ông tiếp tục nhân giống bằng phương pháp thủ công và cho vào ống nghiệm.

ca-chua-7015-1384835490.jpg

Ông Phi bên giàn cà chua ngọt đã cho ra quả. Ảnh: Quốc Dũng

Toàn bộ vườn dâu của ông Phi được làm giàn cách mặt đất một mét, phủ bạt ni lông và trồng trên giá thể sơ dừa kết hợp với các loại dinh dưỡng khác. Giống dâu tây này ở Đà Lạt rất hiếm và được thị trường ưa chuộng vì trái mềm, thơm và ngọt hơn giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn Đà Lạt đang canh tác.

Do đó, một ký dâu tây của ông Phi hiện tại được thu mua với giá 150.000 đồng, trong khi giá dâu bình thường tại Đà Lạt chỉ 25.000 đồng. Chênh lệch lớn nhưng hàng của ông vẫn rất đắt khách, nhất là những người có thu nhập cao, coi trọng chất lượng sản phẩm. Trung bình mỗi ngày ông tiêu thụ khoảng 30 kg, thu về 4,5 triệu đồng.

Thời gian xuống giống và làm các hệ thống phục vụ canh tác phải thuê khá nhiều lao động phổ thông, nhưng hiện tại ngoài hai vợ chồng ông Phi chỉ có 2 nhân viên nữ vừa lo khâu kỹ thuật và trực tiếp chăm sóc, một nhân viên nam phụ trách hệ thống điện, nước.

Khu vườn này được canh tác bằng phương pháp hữu cơ kết hợp vô cơ. Để cây phát triển tốt, hàng ngày phải đo độ ẩm và nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ trong nhà kính từ 30 độ C trở lên sẽ dùng mái che lưới đen hoặc phun nước, khi độ ẩm cao trên 95% (tức thích hợp cho nấm bệnh phát triển) sẽ có sự can thiệp kịp thời.

Hiện vườn dâu bắt đầu cho thu hoạch nhiều và người con gái lớn của ông về Sài Gòn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.

Ông Vương Đình Phi tiết lộ đang hợp tác với một người ở TP HCM để phát triển 8.000 m2 dâu tây ở vùng đất Đạ Nghịt đã mua trước đây. Còn vườn dâu tây 3.000 m2 này, với vị trí thuận lợi, ông đang ấp ủ để làm mô hình vườn tham quan du lịch.

Trong vườn cũng đã thử nghiệp thành công giống cà chua ngọt của Nhật theo quy trình hữu cơ. Kích cỡ trái cà chua này nhỉnh hơn trái nho Mỹ và người ta vẫn thường dùng ăn tươi, tráng miệng sau bữa chính. Hiện ông Phi vận động những hộ xung quanh cùng theo mô hình của ông và sẵn sàng hướng dẫn về kỹ thuật để đón đầu xu hướng thị trường.

Quốc Dũng – vnexpress.net

Dâu tây Đà Lạt không để được lâu trong nhiệt độ bình thường

Dâu tây Đà Lạt không để được lâu trong nhiệt độ bình thường

 

webcu (36)

 

Liên quan đến tình trạng này, trao đổi với phóng viên sáng 7/12, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp TP Đà Lạt cho biết: Dâu tây Đà Lạt đang bước vào vụ thu hoạch rộ do mùa khô đã tới, giá dâu tây hạ nhiệt, đặc biệt với dâu trồng ngoài trời.

Thị trường chính của dâu Đà Lạt bao gồm TP HCM và Hà Nội. Tại thị trường Hà Nội, dâu Đà Lạt chủ yếu thuộc giống Mỹ đã được phân phối trong các hệ thống siêu thị, nhà hàng như hệ thống Co.op Mart, Big C… Dâu xuất trong các siêu thị này đều là dâu loại 1, được siêu thị hợp đồng với nông dân trồng theo tiêu chuẩn dâu an toàn nên giá cao hơn dâu ngoài thị trường, giá xuất tại vườn xấp xỉ 40 – 50 ngàn đồng/kg.

Dâu Đà Lạt hoàn toàn không dùng chất bảo quản nên không dể lâu được trong điều kiện bình thường. Nếu để ngoài không khí nhiệt độ phòng, dâu có thể tươi trong khoảng 2 ngày, trong điều kiện tủ lạnh khoảng 4 ngày. Điểm khác biệt của dâu Đà Lạt là có hương thơm nhẹ nhàng, trái dâu đặc ruột, cuống dâu xanh nhạt hơn dâu Trung Quốc.

Diệp Quỳnh

 

Giải oan cho dâu tây Đà Lạt

Giải oan cho dâu tây Đà Lạt

 

Ông Lại Thế Hưng, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho rằng đây là cách lấy lại công bằng cho dâu tây Đà Lạt, loại nông sản từng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi nhiễm bệnh thối rễ và mất uy tín do dâu tây Trung Quốc trà trộn ngay chính tại Đà Lạt.

Lấy lại uy tín cho dâu tây Đà Lạt

Đưa ra bảng phân tích mức độ an toàn dâu từ năm 2010 đến nay, ông Lại Thế Hưng khẳng định có đầy đủ bằng chứng cho thấy dâu tây Đà Lạt mất tiếng vì dâu tây Trung Quốc.

Cụ thể,  dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vào thời điểm dâu tây Trung Quốc tràn ngập tại Đà Lạt từ 2012 trở về trước đều cho tỉ lệ từ 8% -12% không an toàn.

Còn hiện nay, khi sản lượng dâu tây Đà Lạt tăng cao và không có dâu Trung Quốc tại Đà Lạt, tỉ lệ này chỉ có 4% – 5,2%. Riêng các mẫu dâu lấy tại các vườn dâu công nghệ cao, kết quả là 100% đạt an toàn.

Bà Lê Thị Thanh Nga, trưởng phòng phân tích Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong quá trình phân tích các đặc điểm nhận dạng dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc, dư lượng thuốc BVTV cũng được phân tích với hai mẫu dâu tây đặt mua tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc.

Kết quả, dâu tây Trung Quốc có 1 mẫu không an toàn, 1 mẫu nằm trong ngưỡng an toàn. Với cách phân tích tương tự thực hiện trên dâu tây Đà Lạt, cả hai mẫu đều không có dấu hiệu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Khi được xem các thông tin hướng dẫn nhận diện dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt, anh Nguyễn Thanh Trung, chủ vườn dâu sạch Thanh Trung, rất vui vì cuối cùng dâu tây Đà Lạt cũng được “minh oan”, có cơ hội để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng cũng như phục hồi các diện tích dâu tây đã bị phá bỏ trước đó. Cách đây hai năm, cả nhà anh Trung trồng dâu nhưng giờ chỉ mình anh trồng dâu.

“Phần vì cây chết, phần vì dâu Trung Quốc tràn ngập tại Đà Lạt và những vùng trước đó là thị trường của người trồng dâu Đà Lạt nên giá dâu thấp thảm bại, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg, thua lỗ nên cả nhà chuyển qua trồng rau”, anh Trung nói.

Cũng như anh Trung, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết sẽ cho in những thông tin về cách phân biệt dâu Đà Lạt và Trung Quốc do cơ quan chức năng cung cấp và bỏ vào hộp dâu của khách để phổ biến rộng rãi cho người tiêu dùng.

Theo ông Hưng, chi cục sẽ phối hợp với cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt để phổ biến cách phân biệt dâu tây đến khách du lịch.

Đến thời của dâu tây công nghệ cao

 

Hình ảnh so sánh giữa dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc. Ảnh: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng.

 

Hình ảnh so sánh giữa dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc. Ảnh: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng.

Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Trúc Bồng Sơn cho biết diện tích dâu tây Đà Lạt hiện vào khoảng  300 hecta, sản lượng 7 tấn/ngày.

Nếu muốn mở rộng diện tích phải đầu tư công nghệ cao, canh tác trong nhà kính, nhà lưới bằng phương pháp thủy canh. Theo ông Sơn, diện tích dâu tây công nghệ cao của Đà Lạt hiện vào khoảng 130 hecta với giá bán từ 200 nghìn đồng/kg đến 400 nghìn đồng/kg, giá gấp 3-7 lần các loại dâu canh tác theo phương pháp truyền thống.

Tuy nhiên, đây không chỉ là câu chuyện của nông nghiệp mà còn là câu chuyện của du lịch, bởi không ít du khách đến Đà Lạt chủ yếu muốn xuống các nông trại trồng dâu tây.

Thực tế, nhiều du khách đã thất vọng khi nhìn thấy dâu tây Đà Lạt mọc lè tè dưới đất như rau muống, quả nằm lăn lóc trên mặt đất.

“Nhắc đến Đà Lạt, du khách nhắc đến dâu tây. Làm dâu công nghệ cao sẽ giải quyết được chuyện nông sản sạch mà còn thêm chỗ tham quan cho du khách”, ông Sơn nói.

Chủ vườn dâu Đa Phú, ông Nguyễn Lâm Thanh – một trong những người đầu tiên trồng dâu tây trên giá thể tại Đà Lạt- cho biết  khi vườn dâu bắt đầu có trái cách nay hai năm, anh mở cửa đón du khách và bán dâu trực tiếp tại vườn.

“Nhiều du khách sau khi tham quan đã giới thiệu thêm khách hàng mới,  đặt hàng nhiều đến mức tôi phải từ chối vì không đủ dâu cung cấp”, ông Phú kể.

Đa số các vườn dâu trồng trên giá thể như vườn dâu Nhật Bản (đường Phù Đổng Thiên Vương) , trang trại Biofresh trồng dâu Mara Des Bois của Pháp… đều đầu tư vào các giống mới nhằm tạo ra những quả dâu gần với hình ảnh dâu tây đẹp được công bố trên các trang mạng, không chỉ làm đẹp mắt du khách mà còn có được loại dâu chất lượng tốt hơn các loại dâu tây bán trên thị trường với giống cũ.

Biểu so sánh dâu Đà Lạt và Trung Quốc

Đặc điểm

Dâu Đà Lạt

Dâu Trung Quốc

Hình dạng trái Quả không đồng đều Độ đồng đều cao
Kích thước trái Quả vừa phải, không quá to Quả to
Độ cứng quả Mềm, không nhẵn mịn Quả có độ cứng, mịn
Màu sắc Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng Màu đỏ sậm rất đẹp mắt
Phần dài quả (phủ cuống) Mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt Màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen
Mùi vị Mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh

Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

MAI VINH – PHAN THÀNH

 

 

Công dụng bất ngờ của trái dâu tây.

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí “Dinh dưỡng” của Mỹ chỉ ra rằng, những người bổ sung nhiều vitamin C từ quả dâu tây sẽ hạn chế được quá trình tạo nếp nhăn và khô da do tuổi tác.

IMG_3840

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, quả dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi. Collagen là một thành phần trên da giúp da căng mịn, bổ sung nhiều dưỡng chất cho da, chống lão hóa. Những tế bào gốc tự do ngăn không cho da tiếp tục tổng hợp collagen, do đó da sẽ bị khô, nứt nẻ và nhanh bị lão hóa.

Dưỡng chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do này, quá trình tổng hợp collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da.

Các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu tại New York đưa ra lời khuyên: Để da căng mịn hơn và tươi trẻ hơn, hãy đắp mặt nạ bằng dâu tây một đến hai lần một tuần, và ăn những thức ăn giàu vitamin C mỗi ngày.

Bạn có thể dùng những loại quả khác cùng họ với dâu tây như quả mâm xôi hay quả việt quất, thái miếng và trộn đều với một hộp vani hay sữa chua, thêm 1 nửa thìa cà phê mật ong (giữ độ ẩm cho da rất hiệu quả). Như vậy, bạn đã có một cốc hoa quả dầm hấp dẫn, thơm ngon mà rất tốt cho làn da. Đừng quên để thừa lại một chút để đắp mặt nạ nhé.

Đắp nhẹ nhàng hỗn hợp dâu tây lên mặt, nhớ vỗ nhẹ để các dưỡng chất thấm đều lên da. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác trơn, ướt rất vướng víu, nhưng rồi hồn hợp sẽ nhanh chóng bám trên bề mặt da. Để khoảng 8 đến 10 phút rồi rửa mặt thật sạch bằng nước mát. Bạn sẽ có một làn da căng mịn và đầy sức sống.

(nguồn: báo Tiền Phong)

Chuối – “Vị thuốc” có lợi cho sức khỏe

Chuối là loại quả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được nhiều người thích. Ngoài ra, chuối còn được người ta ưa chuộng về sự tiện lợi: khi ăn không cần phải dùng dao, chỉ cần bóc lớp vỏ là hoàn toàn vệ sinh.

chuoidalat

Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, đem lại sự vui vẻ, bình tĩnh cho con người. Chuối còn là “vị thuốc” có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng chống táo bón. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.

Chuối có giá trị dinh dưỡng như vậy nên trong khẩu phần ăn của các vận động viên, đặc biệt là môn thể hình, chuối luôn là thực đơn bắt buộc, quan trọng tương đương với thịt gà, là loại thịt động vật ít chất béo. Vì vậy, thường xuyên ăn chuối không chỉ có lợi cho đại não, phòng trừ thần kinh mệt mỏi mà còn nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể để phòng chống bệnh tật. Trong dân gian, chuối được dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chuối có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị. Các nghiên cứu còn phân lập được một chất trong chuối có khả năng ngăn cản sự tiết acid ở dạ dày, nhờ đó ngăn cản viêm loét. Các nhà khoa học Anh đã thí nghiệm, tiêm thuốc gây viêm loét dạ dày cho những con chuột được ăn nhiều và thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh của chúng không cao.

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu của Anh và Ấn Độ đã phát hiện ra cơ chế: Tại sao loài gặm nhấm thường xuyên ăn chuối không bị đau dạ dày, hoặc có bị thì rất nhẹ. Trong thành phần của chuối có chứa nhiều kali nên rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, đặc biệt, chất xơ từ trái chuối xanh có tác dụng hạ cholesterol rõ rệt.

Trong một thí nghiệm, người ta đã cho chuột ăn thực phẩm có nhiều cholesterol và cơ thể chúng đã xuất hiện nhiều cholesterol xấu, nhưng nếu thêm bột chuối xanh vào những thức ăn đó thì hàm lượng cholesterol xấu giảm đi rõ rệt. Trong dân gian, người ta lấy quả chuối hột thái lát phơi khô, tán mịn, dùng để uống, có thể trị được bệnh sỏi thận. Còn quả chuối hột có thể trị được chứng rối loạn đường ruột.

Chuối là “vị thuốc” có lợi cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp dung nhan và là loại quả không đắt, dễ mua, dễ trồng ở mọi vùng, mọi miền. Vì vậy, chúng ta nên khai thác lợi thế của chuối trong cuộc sống hàng ngày để bồi bổ, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Những lí do bạn nên ăn chuối

Chuối có tên gọi khoa học là Musa paradisiaca, là loại hoa quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng vitamin phong phú. Theo viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể .Có thể làm đẹp da, mắt sáng, kéo dài tuổi thọ, thích hợp cho việc bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già, ngoài ra còn có tác động ngừa độc và chức năng phòng bệnh khác.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram chuối

92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine

1.   Bổ sung năng lượng

Theo T.s Douglas N. Graham, chuối là nguồn thực vật bổ sung rất tốt cho những vận động và người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu cho thấy chỉ với 2 quả chuối là đủ bổ sung năng lượng cho 1 lần luyện tập 90 phút.

2.   Chứng bực bội trước kì kinh nguyệt

Trong loại thực vật này chứa Vitamin B6, giúp điều hòa đường huyết, tạo sự khoan khoái dễ chịu.

3.   Bệnh thiếu máu

Chuối có chứa nhiều chất sắt nên ăn chuối giúp kích thích sản sinh ra huyết tố cầu (hemoglobin) trong máu nên do dó giúp giảm bệnh thiếu máu.

4.   Bệnh cao huyết áp

Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã dùng chuối để giúp hạ huyết áp. Theo nghiên cứu mới nhất của trường Đại Học Kasturba (Ấn Độ)và trường Đại Học Hopskin (Mỹ) cũng cho thấy ở chuối chứa hàm lượng Potassium giúp giảm huyết áp mà không sợ gây những phản ứng phụ. Ăn 2 quả chuối mỗi ngày trong một tuần có thể giảm 10% huyết áp.

5.   Giúp nhuận tràng tránh táo bón

Chuối khi chín mềm, mịn nhưng chứa nhiều chất xơ, tạo thành chất bã hấp thụ nước kích thích nhu động ruột nên có tác dụng nhuận trang chống táo bón rất tốt. Ăn chuối hàng ngày có thể bảo vệ niêm mạc ruột, phòng nhiều chứng bệnh ở ruột già.

6.   Giúp giải rượu

Dùng 60g vỏ chuối đun với nước uống có khả năng giải rượu. Tuy nhiên với những người bị bệnh về dạ dày , thường xuyên bị chướng bụng thì nên tránh dùng phương pháp này.

7.   Chữa trị chứng muộn phiền, trầm cảm, stress, giúp cho tâm trạng tốt

Kali trong chuối là một chất khoáng rất cần thiết Chuối chứa một hợp chất có thể giúp não sản sinh 5-hydroxy tryptamine có tác dụng hạ thấp hormone gây tâm trạng buồn phiền khó chịu trong cơ thể, giúp bạn trở nên vui vẻ. Ngoài ra trong loại trái cây này còn chứa nhiều Kali và hàm lượng vitamnin B cao giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể, giúp trí nào linh hoạt và có thể làm dịu hệ thần kinh giúp giữ bình tĩnh rất tốt.

8.   Chứng ợ nóng

Chuối có tác dụng chống acid tự nhiên trong cơ thể. Vì thế khi bị ợ nóng bạn nên ăn một trái chuối sẽ giúp làm dịu cơn khó chịu

9.   Giảm nguy cơ đột quỵ

Theo nghiên cứu đăng trên tạp trí The New England Joumal Of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối có thể giảm đột quỵ đến 40%.

10. Giảm bớt thân nhiệt

Tại Thái Lan, người ta cho phụ nữ mang thai ăn chuối để giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng, đồng thời sinh đứa bé ra được mát mẻ. Chuối còn được xem là loại trái cây có tác dụng ” hạ hỏa ” đối với những người nóng tính.

11. Phòng chống bệnh loét dạ dày

Bệnh nhân bị loét dạ dày thường xuyên phải sử dụng phenylbutazone trong khi phenylbutazone rất dễ gây xuất huyết dạ dày.Trong chuối có chứa một loại chất hóa học có tác dụng phòng chống loét dạ dày, chất này có thể kích thích tăng trưởng và sinh sản tế bào niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ dạ dà

12. Giảm béo

Chuối có tác dụng giảm béo vì hàm lượng calo ít và nhiều chất xơ. 1 quả chuối chỉ chứa khoảng 100 calo. Tuy nhiên chuối có chứa nhiều tinh bột vì vậy khi ăn 1 vài quả chuối là đã thấy no. Hơn nữa cơ quan tiêu hóa phải cần một thời gian nhất định để chuyển hóa tinh bột thành lượng đường nên chuối sẽ không sản sinh ra quá nhiểu năng lượng.

13. Làm giảm cholesterol trong máu

Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh về tim mạch. Trong thân cây chuối có chứa chất  khống chế được lượng cholesterol trong máu. Chúng ta có thể dùng 50g thân chuối, cắt lát nhỏ và hãm nước uống liên tục trong 10 đến 20 ngày.

14. Trị bệnh ngứa da, muỗi đốt

Nhiều nghiên cứu cho thấy đã chứng minh vỏ chuối có thể điều trị thực khuẩn hoặc vi khuẩn gây ngứa da, tê chân. Các bác sỹ da liễu cho biết điều trị nấm hoặc chứng ngứa do vi khuẩn gây ra bằng vỏ chuối rất hiệu quả. Những người mắc triệu chứng này hoặc bị muỗi đốt có thể tự chữa bằng cách dùng vỏ chuối tươi để đắp vào chỗ ngứa. Nếu lấy vỏ chuối giã nhỏ sắc lấy nước uống trong vài ngày liên tiếp thì đạt hiệu quả cao.

15. Cắt cơn ho

Nếu người bị ho liên tục không ngừng cơn thì nên chưng 1-2 quả chuối với đường viên, mỗi ngày ăn 1-2 lần sẽ giúp giảm cơn ho.

16. Giảm cơn khó chịu vào buổi sáng đối với phụ nữ mang thai

Ăn chuối giúp các phụ nữ đang mang thai sẽ giảm những triệu chứng khó chịu khi ngủ dậy vào buổi sáng.

17. Loại bổ mụn cóc, hột cơm, làm mịn và những vết nám trên da

Lấy phần bên trong của vỏ chuối lên vùng có mụn cóc và hột cơm rùi dùng dây vải quấn quanh. Đây là một cách loại bỏ mụn cóc và hột cơm trên mặt. Ngoài ra bạn có thể lẩy 1 nửa quả chuối giã nhỏ thêm lượng sữa thích hợp rùi hòa thành bột đắp lên mặt khoảng 15-20 phút. Phương pháp này giúp cho da mềm mại, mịn màng và giảm các vết nám trên da mặt.

Chuối là một loại trái cây bổ, rẻ  nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, chuối được sắp xếp vào loại thực vật có hàm lượng đường cao. Đối với người bị bệnh tiêu đường nên hỏi ý kiến bác sỹ.

(Theo Benh.vn)